Họp lĩnh vực gì,ờdòngvốnmớithôngoi sao ở cấp nào... thì vấn đề lớn nhất của hầu hết doanh nghiệp đều là khát vốn, không tiếp cận được vốn ngân hàng. Vốn không thông thì mọi cái khác đều chững lại, thu hẹp, thậm chí ngưng hoạt động. Hiểu rõ điều đó, Chính phủ, mà trực tiếp là Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã nhiều lần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tìm giải pháp tháo gỡ. Cụ thể, Nghị quyết 51 ban hành giữa tháng 7 yêu cầu chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt "nới lỏng dòng tiền, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp (DN), người dân...". Nghị quyết cũng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất sửa đổi Nghị định 132 về quản lý thuế với giao dịch liên kết để tháo gỡ khó khăn cho DN.
Nhưng đến giờ là giữa tháng 11, nghĩa là đã 4 tháng trôi qua, Nghị định 132 vẫn đang lấy ý kiến, chưa đề xuất sửa đổi. Còn yêu cầu "tăng khả năng tiếp cận vốn" thì tại cuộc họp giữa NHNN, Bộ Xây dựng và các DN bất động sản cách đây 3 ngày, nhiều DN phản ánh, thủ tục vay vốn ngân hàng vẫn quá khó khăn, nhiều quy định còn chưa hợp lý...
Đáng nói là trong khi những rào cản cũ chưa tháo thì từ đầu tháng 9, một số quy định mới trong Thông tư 06 của NHNN tiếp tục khiến DN khó khăn trong vay vốn. Đơn cử theo quy định hiện tại, bên nhận tiền góp vốn hoặc hợp tác đầu tư được quyền chủ động sử dụng dòng tiền để thực hiện dự án, có trách nhiệm báo cáo cập nhật cho bên góp vốn. Tuy nhiên, theo quy định mới trong Thông tư 06, các ngân hàng không chỉ kiểm soát, giám sát hoạt động của bên đi vay mà yêu cầu kiểm soát, giám sát cả hoạt động và dòng vốn của cả bên nhận góp vốn...
Bức tranh toàn cảnh nói trên cho chúng ta thấy một số nghịch lý. Thứ nhất, chúng ta cứ bàn mở nhưng thực tế lại đóng, không bằng quy định mới thì bằng hàng rào điều kiện khiến DN, người dân vẫn hết sức khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng. Thứ hai, tình thế đang cấp bách nhưng việc điều chỉnh, sửa đổi các quy định bất hợp lý vẫn khá chậm chạp.
Hệ quả là trong khi nền kinh tế cần vốn thì tín dụng lại tăng chậm. Theo NHNN, tính đến ngày 31.10, tín dụng mới chỉ đạt hơn 12,8 triệu tỉ đồng, tăng 7,39%, trong khi chỉ tiêu tăng trưởng cho toàn hệ thống năm 2023 là 14%. Nghĩa là trong 10 tháng, chúng ta mới chỉ đi được hơn nửa chỉ tiêu tín dụng của cả năm. Như vậy, trong 2 tháng cuối năm, ngành ngân hàng cần tăng trưởng tín dụng thêm gần 7% nữa mới đạt được mục tiêu. Đáng nói, địa bàn TP.HCM là nơi có lực lượng DN đông đảo nhất, thị trường bất động sản phát triển mạnh nhất nhưng theo NHNN - chi nhánh TP.HCM, đến cuối tháng 9, dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn chỉ đạt khoảng 925.000 tỉ đồng, tăng 1,9% so với cuối năm 2022.
Chủ trì Hội nghị Phát triển du lịch VN nhanh, bền vững sáng qua 15.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cả nước đang nỗ lực thực hiện đạt cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023, tạo đà cho những kết quả tốt hơn trong năm 2024. Cộng đồng DN vốn đã chịu nhiều áp lực vì thiếu vốn trong thời gian dài nay lại càng khó khăn. Vì vậy, việc quan trọng nhất lúc này là các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng sửa đổi các quy định chưa hợp lý nêu trên để thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng: tất cả đồng lòng, quyết liệt đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn lịch sử hiện nay.